$407
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xem tivi hom nay. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xem tivi hom nay.Một trong những nội dung được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đặc biệt quan tâm, chỉ đạo tại cuộc giao ban đầu tiên của Bộ Nông nghiệp và Môi trường ngày 11.3 là rà soát, phân cấp xử lý thủ tục hành chính.Ông Đỗ Đức Duy yêu cầu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp. Các đơn vị phải rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tích hợp để giải quyết đồng thời các thủ tục hành chính có liên quan, đẩy nhanh tốc độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm thông suốt, liền mạch, minh bạch và hiệu quả.Ông Duy nêu ví dụ, bây giờ cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản với giao khu vực biển; một số thủ tục về lĩnh vực môi trường với chăn nuôi, thú y đều là cấp giấy phép của bộ, đều cùng một bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ có yêu cầu bổ sung thêm, các cơ quan hướng dẫn lại, chỉ để một bộ hồ sơ nhưng cấp được 2 giấy phép, hiện nay giấy phép cấp theo các luật chuyên ngành.Trước ngày 30.6, theo mốc thời gian của Chính phủ, các cục chuyên ngành phải hoàn thành chuyển đổi số dịch vụ công toàn trình, để giảm thiểu lỗ hổng phía dưới trong việc cấp phép, nhất là năng lực cán bộ tại các trung tâm vùng.Ngay trong năm nay, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phấn đấu giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, giảm 30% chi phí tuân thủ trong giải quyết thủ tục hành chính và bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết. Bởi, theo Bộ trưởng Duy, một số lĩnh vực của bộ đang giải quyết số lượng hồ sơ, thủ tục hành chính "rất lớn, thậm chí là rất rất lớn" như trồng trọt và bảo vệ thực vật. "Bộ có chức năng kiểm soát tại các cửa khẩu nhưng phải rà soát lại, liệu rằng là những thủ tục ấy có thể phân cấp cho địa phương được không hay cứ phải người của bộ ngồi ở đó. Bây giờ, một ngày một cục chuyên ngành giải quyết 2.000 hồ sơ, thủ tục hành chính là khối lượng khủng khiếp", ông Duy nói.Theo ông, nếu như chỉ là đối chiếu thủ tục, giấy tờ với biểu mẫu có sẵn để bấm nút thông quan thì không cần phải là cán bộ chuyên môn ở cấp cục, hoàn toàn có thể phân cấp cho địa phương hoặc phối hợp với hải quan để tích hợp.Bộ trưởng Đỗ Đức Duy yêu cầu các đơn vị, các thứ trưởng phụ trách phải rà soát ngay, sớm báo cáo lại để có phương án cắt giảm, phân cấp thủ tục hành chính.Cũng theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, một trong những ưu tiên trọng tâm thời gian tới là đẩy mạnh phát triển khoa, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số ngành nông nghiệp và môi trường.Trong tuần này, bộ sẽ ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ chính trị và Nghị quyết 03 của Chính phủ về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Vụ Khoa học - Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị tham mưu, đề xuất cơ chế đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ hàng năm."Bộ ta đang giao kinh phí cho các viện khoa học theo biên chế là lạc hậu lắm rồi, có những bộ đã thay đổi cơ chế này từ 15 năm trước, bây giờ yêu cầu là giao theo cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu, muốn làm được thì phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật cho các dự án, đề tài khoa học, công nghệ và các dịch vụ công có sử dụng ngân sách nhà nước", ông Duy nói và khẳng định, tới đây tất cả các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế đặt hàng sòng phẳng, không giao theo biên chế, không gọi là bao cấp nữa.Cơ quan đặt hàng là các cục quản lý chuyên ngành, Vụ Khoa học - Công nghệ tham mưu tổng hợp các cơ sở nghiên cứu khoa học có thể trong bộ, có thể ngoài bộ nếu như đơn vị trong bộ không phù hợp để đặt hàng. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xem tivi hom nay. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xem tivi hom nay.Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn. ️
Ngày 28.2, tin từ Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện đã kịp thời cứu sống bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch do bị băng huyết sau khi phá thai ngoại viện.Trước đó, chị V.T.T.L (35 tuổi, ngụ Hậu Giang) nhập viện tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ trong tình trạng mệt lả, chảy máu âm đạo ồ ạt sau khi phá thai tại một phòng khám tư ở địa phương. Qua thăm khám, bác sĩ xác định bệnh nhân bị sốc giảm thể tích do thiếu máu nặng, nguyên nhân từ băng huyết sau hút thai không đảm bảo an toàn. Nhận thấy đây là ca cấp cứu khẩn cấp với tiên lượng xấu, ê kíp lập tức kích hoạt báo động đỏ toàn viện. Bệnh nhân được hồi sức tích cực, truyền tổng cộng 13 đơn vị chế phẩm máu và thực hiện hút lòng tử cung để cầm máu. Sau nỗ lực không ngừng của đội ngũ y bác sĩ, sức khỏe của chị L. đã ổn định. Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Phương Nga, Phó trưởng Khoa Phụ, Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ, khuyến cáo khi mang thai ngoài ý muốn, chị em cần tìm đến các bệnh viện chuyên sản phụ khoa để được thăm khám và kiểm tra kỹ vị trí thai (trong hay ngoài tử cung), tuổi thai, cũng như các nguy cơ tiềm ẩn như thai bám sẹo mổ cũ hay bất thường tử cung. Bởi phá thai nội khoa hay ngoại khoa đều tiềm ẩn nguy cơ tai biến từ nhẹ đến nặng. Đặc biệt, với người từng mổ lấy thai hoặc có sẹo tử cung từ các phẫu thuật trước thì nguy cơ biến chứng tăng cao, nhất là khi tuổi thai lớn hoặc số lần mổ nhiều. ️
Sáng 24.2, giá USD thế giới giảm nhẹ. Chỉ số USD-Index hiện đứng ở mức 106,16 điểm, giảm 0,4 điểm so với hôm qua. Tại Việt Nam, tỷ giá trung tâm giữa VND với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.646 đồng, tăng 8 đồng so với cuối tuần qua. Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng đi ngang. Chẳng hạn, Vietcombank tăng 20 đồng, đưa giá mua chuyển khoản lên 25.340 đồng, bán ra lên 25.700 đồng. Ngân hàng ACB giữ nguyên giá mua chuyển khoản ở mức 25.350 đồng, bán ra 25.700 đồng như cuối tuần qua… Riêng USD tự do cũng tăng thêm 10 đồng, đưa giá mua lên 25.670 đồng, bán ra lên 25.770 đồng.Trong báo cáo vĩ mô mới cập nhật, Chứng khoán VPBank (VPBS) nhận định biến động tỷ giá VND/USD phản ánh thực trạng áp lực tăng cao từ các yếu tố vĩ mô và xu hướng điều chỉnh của thị trường ngoại hối trong bối cảnh quốc tế đầy biến động. Chỉ số USD-Index ghi nhận mức tăng liên tục từ cuối năm 2024 và đạt gần 109 điểm vào tháng 1 cho thấy sự mạnh lên của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác. Trong tháng 2, chỉ số này giảm và dao động ổn định trong khoảng 106 - 109 điểm.Những bất định từ chính sách thương mại và căng thẳng địa chính trị đã khiến các nhà đầu tư thận trọng. Theo đánh giá từ nhóm phân tích, USD-Index dự kiến sẽ duy trì mức ổn định trong ngắn hạn khi triển vọng dài hạn phụ thuộc vào diễn biến của chính sách thương mại và các khác biệt tiền tệ toàn cầu. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế Việt Nam. Nhìn chung, mặc dù thị trường ngoại hối Việt Nam chịu áp lực từ đồng USD mạnh, nhưng các biện pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước đang tích cực góp phần kiểm soát đà mất giá của VND. Do đó, các chuyên gia VPBS kỳ vọng, tổng thể mức mất giá của VND trong năm được giới hạn trong khoảng 5% dựa trên các yếu tố nội sinh như thặng dư thương mại, dòng FDI và kiều hối... ️